Nắng nóng, nhà có trẻ em cần lưu ý 3 điều nay để không lo ốm vặt

GiadinhNet – Thời tiết nắng nóng, nhiệt độ môi trường tăng cao là nguyên nhân khiến cơ thể trẻ dễ bị mất nước kèm theo mất điện giải. Vì hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, sức đề kháng của trẻ còn yếu nên rất dễ bị mắc bệnh.

Thói quen đáng sợ rút ngắn tuổi thọ của dân văn phòng, chuyên gia khuyến cáo chỉ cần kết hợp động tác này sẽ hạn chế rủi roThói quen đáng sợ rút ngắn tuổi thọ của dân văn phòng, chuyên gia khuyến cáo chỉ cần kết hợp động tác này sẽ hạn chế rủi ro

GiadinhNet – Ngồi nhiều mỗi ngày là nguyên nhân tiềm ẩn gây bệnh mãn tính như mắc các bệnh về cột sống, xương khớp, thừa cân béo phì, tim mạch…

Một số bệnh trẻ dễ mắc khi thời tiết nắng nóng như: nhiễm khuẩn, đặc biệt các bệnh hô hấp, tiêu hóa do các hệ thống hô hấp và tiêu hóa tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn rất nhiều.

Nắng nóng, nhà có trẻ em cần lưu ý 3 điều nay để không lo bị ốm - Ảnh 2.

Ảnh minh hoạ

Theo các chuyên gia y tế, với hô hấp trẻ thường sốt ho thông thường, nếu không được điều trị dứt điểm rất dễ diễn tiến sang bệnh viêm phổi, viêm tiểu phế quản, viêm phế quản. 

Về bệnh tiêu hóa, trong môi trường nắng nóng, vi khuẩn trong thức ăn có thể tăng lên từ 4 đến 8 lần khiến thực phẩm dễ bị ôi thiu, trẻ khi ăn uống thức ăn này có thể bị tiêu chảy nhiễm khuẩn, biểu hiện bằng tiêu chảy cấp, tiêu chảy nhiễm trùng, tiêu đàm máu…

Ngoài ra, tuyến mồ hôi hoạt động mạnh gây ra tình trạng ẩm ướt tại các vùng như lưng, trán, cổ, kẽ tay, chân và bẹn. Nếu không chú ý vệ sinh sạch sẽ rất dễ gây viêm da và nấm da.

Nắng nóng, nhà có trẻ em cần lưu ý 3 điều nay để không lo bị ốm - Ảnh 3.

Ảnh minh hoạ

3 lưu ý khi chăm sóc trẻ để khoẻ mạnh, an toàn trong mùa nắng nóng

Dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ trong mùa hè là điều các bà mẹ nên chú ý quan tâm. Theo đó, nên cho trẻ ăn nhiều loại trái cây chứa nhiều nước như dưa hấu, đu đủ, dâu tây, xoài… là những loại trái cây giàu vitamin C, Kali, Beta-Caroten và nhiều khoáng chất giúp cơ thể trẻ tăng cường sức đề kháng.

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần lưu ý tránh để trẻ ăn quá nhiều đồ dầu mỡ, chiên rán hay nước có ga vì dễ gây hiện tượng nổi mẩn, mụn và nóng trong người. Hãy khuyến khích trẻ uống nước hoa quả, đặc biệt là ăn nhiều rau như rau muống, bí xanh, rau dền đỏ…

Uống nhiều nước

Ngoài việc cân bằng dinh dưỡng trong ăn uống thường ngày, cha mẹ cũng đừng quên tập thói quen cho con uống nhiều nước. Lý do là bởi mùa hè khá nắng nóng, trẻ dễ toát mồ hôi mỗi khi vận động nên việc cơ thể thiếu nước là điều không tránh khỏi. Do đó, hãy nhắc nhờ trẻ uống nước đều đặn để cung cấp lượng nước cần thiết vào trong cơ thể.

Việc được bổ sung nước thường xuyên sẽ giúp trẻ tránh được tình trạng mệt mỏi, giúp trẻ phát triển toàn diện và khỏe mạnh hơn.

Nắng nóng, nhà có trẻ em cần lưu ý 3 điều nay để không lo bị ốm - Ảnh 4.

Ảnh minh hoạ

Không lạm dụng điều hòa

Mùa hè cũng là thời điểm nhiều gia đình lựa chọn mở điều hòa cả ngày để giảm bớt những cơn nóng bức. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, việc để trẻ nhỏ ở trong phòng điều hòa liên tục sẽ khiến trẻ có nguy cơ bị viêm họng, cảm cúm, hắt hơi sổ mũi…

Lưu ý, khi dùng điều hoà cho trẻ chỉ nên duy trì ở mức nhiệt 26 – 28 độ, bảo đảm làm sao không quá chênh lệch so với nhiệt độ ở ngoài. Đồng thời, không để trẻ ở trong phòng lạnh quá lâu mà nên lựa chọn khoảng thời gian mát mẻ (chiều hoặc tối) để các con ra khỏi phòng.

Việc tránh nắng nếu chỉ trốn ở trong nhà từ sáng đến tối vì sẽ làm trẻ thiếu vitamin D. Vì vậy nên cho trẻ ra nắng vào lúc nắng dịu khoảng 8g – 9g sáng.

4 sai lầm tuyệt đối không áp dụng để giảm cân ở độ tuổi dậy thì nếu không muốn trẻ bị hạn chế chiều cao tối đa 4 sai lầm tuyệt đối không áp dụng để giảm cân ở độ tuổi dậy thì nếu không muốn trẻ bị hạn chế chiều cao tối đa

GiadinhNet – Để giảm cân tuổi dậy thì hiệu quả thì việc xây dựng chế độ ăn uống, tập luyện, sinh hoạt phù hợp là điều cực kỳ quan trọng để không ảnh hưởng đến dinh dưỡng và sự tăng trưởng chiều cao tối đa của trẻ.

Cha mẹ bán đồng nát, con đỗ thủ khoa THPT Chuyên Vĩnh Phúc

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *