Ợ nóng do dùng thuốc trị bệnh khắc phục như thế nào?

Một số người khi dùng thuốc điều trị bệnh thấy có hiện tượng ợ nóng, trào ngược (ợ nóng do thuốc)…

Vậy có cách nào khắc phục tình trạng này?

Ợ nóng (ợ chua) là tình trạng axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản và gây kích thích. Hiện tượng này thường xảy ra sau bữa ăn hoặc khi bạn nằm xuống và có thể có cảm giác như nóng rát ở cổ họng hoặc đau ở ngực. Chứng ợ nóng cũng có thể biểu hiện dưới dạng ho hoặc cảm giác bạn cần phải hắng giọng liên tục. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên, bạn có thể được chẩn đoán mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD).

Chứng ợ nóng đặc biệt phổ biến ở người lớn t.uổi do cơ thể lão hóa. Niêm mạc thực quản mỏng đi và các cơ có nhiệm vụ giữ axit trong dạ dày yếu đi khi t.uổi tác ngày càng tăng.

Tăng cân cũng có thể đóng một nguyên nhân vào tình trạng này. Béo phì là yếu tố nguy cơ chính gây ra chứng ợ chua, vì trọng lượng tăng thêm sẽ gây áp lực lên dạ dày, đặc biệt là khi ngả lưng, đẩy axit lên cao và gây khó chịu.

o nong do dung thuoc tri benh khac phuc nhu the nao eb3 7106430

Nhiều loại thuốc thông thường có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng ợ nóng.

Hầu hết mọi người đều sẽ trải qua tình trạng ợ nóng vào một thời điểm nào đó trong đời. Tuy nhiên, nếu trong thời gian dùng thuốc điều trị tình trạng ợ nóng xảy ra đột ngột, rất có thể nguyên nhân là do thuốc.

1. Các loại thuốc có thể gây ợ nóng

Nhiều loại thuốc thông thường có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng ợ nóng, bao gồm:

– Thuốc kháng sinh, chẳng hạn như tetracycline (bao gồm doxycycline) và clindamycin

– Các thuốc benzodiazepin, như valium, xanax, halcion…

– Thuốc opioid, chẳng hạn như percocet, codeine và oxycontin

– Thuốc chẹn kênh canxi, thường được kê đơn cho bệnh cao huyết áp và nitrat được dùng để điều trị đau ngực.

– Thuốc giảm đau, chẳng hạn như ibuprofen (advil) và aspirin

– Bisphosphonates dùng cho bệnh loãng xương

– Thuốc kháng cholinergic được kê đơn cho các tình trạng bao gồm hội chứng bàng quang tăng hoạt, hội chứng ruột kích thích và một số triệu chứng của bệnh Parkinson

2. Một số chất bổ sung có thể gây ợ nóng

Các chất bổ sung phổ biến làm tăng trào ngược bao gồm:

Chất bổ sung sắt
Glucosamine
Cây nữ lang
Kali…
Vitamin, đặc biệt khi những viên thuốc có kích thước lớn và có thể mắc kẹt trong thực quản và gây kích ứng.

Ngoài ra, dùng nhiều loại thuốc hoặc thường xuyên sử dụng nhiều loại thuốc cũng có thể gây ợ nóng. Điều này đặc biệt phổ biến ở người lớn t.uổi. Ngay cả khi các loại thuốc bạn dùng không tự gây ra chứng ợ chua, thì tác dụng của nhiều loại thuốc kết hợp với nhau có thể cộng lại và gây khó chịu.

o nong do dung thuoc tri benh khac phuc nhu the nao cd1 7106430

Một số chất bổ sung cũng có thể gây ợ nóng.

3. Cách xác định ợ nóng do thuốc

Chứng ợ nóng do thức ăn gây ra thường phát triển theo thời gian. Nếu ai đó đang dùng thuốc xuất hiện tình trạng ợ nóng, trào ngược mới (nhanh chóng), thì hầu như luôn là do thuốc. Các thuốc hoặc chất bổ sung mới có thể gây ra phản ứng nhanh chóng và đáng chú ý. Vì vậy, việc theo dõi thời điểm các triệu chứng của bạn bắt đầu là điều quan trọng.

Theo TS. Tom Lamont, tại Harvard Medical, nếu bạn nghi ngờ một loại thuốc hoặc chất bổ sung nào đó gây ra chứng ợ chua, nên trao đổi với bác sĩ để xem liệu có an toàn cho bản thân hoặc có thể tìm được thuốc thay thế hay không.

Tuy nhiên, đôi khi thật khó để xác định viên thuốc nào là thủ phạm. Trong trường hợp này, bạn nên trao đổi với bác sĩ về tất cả các loại thuốc và tất cả các chất bổ sung – thảo mộc, vitamin, bột protein… mà bạn dùng. Liệt kê danh sách viết hoặc in ra trước khi gặp bác sĩ.

4. Cách khắc phục ợ nóng do thuốc

Cách khắc phục hiệu quả nhất là ngừng dùng thuốc. Tuy nhiên, nếu không thể ngừng dùng thuốc (gây ợ nóng), có thể khắc phục bằng cách thay đổi lối sống và/hoặc dùng thuốc không kê đơn. Cụ thể:

– Để bắt đầu, không nên ăn ít nhất ba giờ trước khi đi ngủ. Điều này không phải lúc nào cũng dễ thực hiện, nhưng lại thực sự có ích.

– Nên chia những bữa ăn lớn thành những bữa ăn nhỏ và ăn thường xuyên hơn, tránh đồ uống có ga và thức ăn béo (cả hai đều có thể làm tăng trào ngược).

– Uống thuốc điều trị với một cốc nước đầy để đảm bảo thuốc trôi hết xuống dạ dày và tránh xa những thực phẩm nghi ngờ gây ra chứng ợ chua. Một số loại thực phẩm như rượu, sô cô la và thức ăn cay, có thể gây ra chứng trào ngược…

– Dùng thuốc khắc phục ợ chua: Hầu hết các phương pháp điều trị chứng ợ chua chính đều có sẵn tại các nhà thuốc. Các thuốc kháng axit như tums hoặc rolaids là phương pháp điều trị tác dụng nhanh cho những trường hợp ợ chua nhẹ. Thuốc chẹn histamine như pepcid, có thể hiệu quả hơn thuốc kháng axit, có tác dụng trong vòng một ngày. Thuốc ức chế bơm proton, như prilosec có thể mất vài ngày để phát huy tác dụng và là loại thuốc trị chứng ợ nóng mạnh nhất hiện nay mà không cần kê đơn. Chỉ cần chắc chắn hỏi bác sĩ lựa chọn loại nào phù hợp với bạn.

Ngoài ra, nếu chứng ợ chua khiến bạn thức giấc khi ngủ (làm ảnh hưởng đến giấc ngủ) hay khiến bạn ho ngày càng nặng hoặc nếu bạn nhận thấy khó thở hoặc tức ngực, thì đó là những dấu hiệu cảnh báo bạn nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế.

Thường xuyên ợ nóng là biểu hiệu của bệnh gì?

Ợ nóng là cảm giác nóng rát ở ngực, phía sau xương ức hoặc vùng bụng trên, thường do sự trào ngược acid trong dạ dày lên thực quản, kèm theo vị đắng trong cổ họng hoặc miệng.

Triệu chứng ợ nóng thường xảy ra khi ăn quá nhiều, ăn tối muộn, trong khi cúi hoặc nằm xuống. Nhiều nghiên cứu cho thấy khoảng 90% nguyên nhân gây ợ nóng rát cổ là do bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản. Ngoài ra, một số bệnh lý khác như viêm dạ dày, loét dạ dày, ung thư dạ dày, sỏi mật, bệnh tim mạch,… cùng có thể gây ra triệu chứng ợ hơi nóng cổ.

Sau đây là các nguyên nhân gây ra tình trạng ợ nóng:

– Do thói quen ăn uống, sinh hoạt

Thói quen ăn uống, sinh hoạt không khoa học cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trào ngược acid gây hiện tượng ợ nóng:

– Do ăn nhiều chất béo, ăn quá no: Ăn quá no hoặc tiêu thụ nhiều chất béo khiến quá trình tiêu hóa bị chậm lại, thức ăn ứ đọng lâu trong dạ dày dễ sinh khí, một phần hơi này sẽ bị đẩy ra ngoài qua đường thực quản. Khí này thường chứa acid dạ dày, khi đi qua thực quản và họng sẽ gây cảm giác nóng rát khó chịu.

thuong xuyen o nong la bieu hieu cua benh gi ebf 7079842

Ăn nhiều thức ăn cay nóng có thể gây ợ nóng.

– Do ăn đồ uống có gas, cồn, thức ăn cay nóng: Thực phẩm kích thích như thức uống có gas, đồ uống có cồn, thức ăn cay nóng, trà đặc, trà bạc hà,… có thể khiến dạ dày tiết acid nhiều hơn. Thêm vào đó tình trạng rối loạn tiêu hóa, đặc biệt là ở những người cơ vòng thực quản giãn, khí hơi cùng acid dư thừa dễ dàng bị đẩy lên thực quản gây ợ nóng rát cổ họng.

– Do tác dụng phụ của thuốc

Nếu mắc các bệnh lý cần điều trị bằng thuốc thì có thể bị ợ nóng. Ví dụ nhóm thuốc điều trị như Glucocorticoid, thuốc chống viêm nhóm NSAID có thể làm mỏng dịch nhầy dạ dày, tạo điều kiện cho acid dịch vị tiếp xúc niêm mạc dạ dày, kích thích hệ thần kinh chi phối co bóp dạ dày. Khi dạ dày bị rối loạn co bóp dễ khiến thức ăn và acid trào ngược lên thực quản, người bệnh sẽ triệu chứng ợ nóng, ho, rát họng,…

Ngoài ra, ợ nóng còn là biểu hiện của một số bệnh như:

– Bệnh viêm loét dạ dày

Nếu mắc viêm loét dạ dày sẽ khiến hoạt động tiêu hóa thức ăn bị suy giảm, làm tăng tiết acid dạ dày bất thường, thần kinh bị kích thích làm rối loạn nhu động co bóp dạ dày, dẫn đến hiện tượng trào ngược, gây ra triệu chứng ợ nóng liên tục.

thuong xuyen o nong la bieu hieu cua benh gi 8f9 7079842

Khi mắc bệnh trào ngược dạ dày – thực quản là nguyên nhân gây ợ nóng.

– Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản

Khi mắc trào ngược dạ dày – thực quản gây ra bởi sự kết hợp của yếu tố như: Dạ dày tăng tiết acid dịch vị bất thường, chức năng co thắt thực quản dưới bị suy giảm và rối loạn nhu động dạ dày. Khi đó, dịch vị dạ dày sẽ trào ngược lên thực quản, khiến người bệnh gặp triệu chứng ợ chua, ợ nóng, đau rát thượng vị…

– Rối loạn chức năng cơ thắt thực quản dưới

Nếu mắc rối loạn chức năng cơ thắt thực quản thì cơ thắt thực quản dưới yếu hoặc mất trương lực sẽ không đóng lại hoàn toàn sau khi thức ăn vào dạ dày, khiến acid dạ dày có thể trào ngược lên thực quản gây ợ nóng.

– Rối loạn nhu động ruột

Trong quá trình tiêu hóa, thức ăn được di chuyển qua đường tiêu hóa nhờ các cơn co thắt nhịp nhàng gọi là nhu động ruột. Khi bị rối loạn nhu động ruột, những cơn co thắt này sẽ diễn ra bất thường. Lúc này, thức ăn ở dạ dày không đổ xuống ruột non nhanh như bình thường. Sự kết hợp của các yếu tố như: thức ăn tồn, sự gia tăng áp lực trong dạ dày do chậm làm rỗng sẽ làm tăng acid dạ dày trào ngược lên thực quản.

– Bệnh mạch vành

Nếu mắc bệnh mạch vành, khi người bệnh bị đau ngực do bệnh lý tim mạch, các xung động thần kinh trở nên nhạy cảm, dễ bị kích thích khiến quá trình tiêu hóa ở dạ dày bị rối loạn, acid dịch vị bị đẩy lên thực quản, khiến bệnh nhân thường xuyên gặp ợ nóng cổ họng.

– Ung thư dạ dày

Nếu mắc ung thư dạ dày khi đó dạ dày không thể làm tốt chức năng tiêu hóa, dẫn tới người bệnh gặp phải nhiều triệu chứng khó chịu như: ợ nóng, ợ chua, khó tiêu, chướng hơi…

Ngoài ra, ở phụ nữ mang thai cũng có thể gây ra tình trạng ợ nóng. Theo nghiên cứu, tình trạng ợ nóng xuất hiện ở khoảng 80% phụ nữ mang thai. Nguyên nhân là do sự thay đổi nội tiết tố kết hợp với việc gia tăng áp lực lên vùng bụng do thai nhi ngày càng phát triển. Khi lượng hormone progesterone tăng cao làm giảm trương lực cơ của cơ thắt thực quản dưới và làm chậm nhu động dạ dày, khiến thức ăn bị ứ đọng, sinh hơi và thoát ra đường miệng kèm theo acid dịch vị, dẫn đến triệu chứng ợ nóng khi mang thai.

Tóm lại: Ợ nóng là vấn đề hay gặp, nếu do các nguyên nhân thói quen ăn uống, sinh hoạt thì cần điều chỉnh từ đó sẽ giảm được các triệu chứng khó chịu. Người bệnh cần tránh mặc quần áo bó sát, gây áp lực lên bụng và cơ thắt thực quản dưới. Tránh các loại thực phẩm dễ gây ra chứng ợ nóng như: thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, chiên rán, trái cây có hàm lượng acid cao như cam, quýt, chanh,…

Cần tránh nằm ngay sau khi ăn, hoạt động nhẹ nhàng hoặc ngồi nghỉ sau khi ăn. Tránh ăn muộn, ăn khuya, ăn trước khi đi ngủ. Kiểm soát cân nặng hợp lý, tránh thừa cân sẽ gây áp lực lên ổ bụng, đẩy dạ dày lên và khiến trào ngược lên thực quản. Đối với các trường hợp không đỡ và kéo dài cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *