Thông tin về 7 loại vắc xin ngừa COVID-19 dạng xịt mũi

Vắc xin ngừa COVID-19 xịt qua đường mũi đang được thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1. Vắc xin sẽ tạo phản ứng miễn dịch ngay tại mũi, cửa ngõ xâm nhập của virus corona.

thong tin ve 7 loai vac xin ngua covid 19 dang xit mui 7c3 5925143

Vắc xin xịt mũi t.iêu d.iệt virus SARS-CoV-2 ngay cửa ngõ xâm nhập – Ảnh: AFP

Các loại vắc xin COVID-19 được cấp phép lưu hành hiện nay của các hãng dược phẩm đều là loại vắc xin tiêm bắp tay.

Đại dịch COVID-19 còn có thể kéo dài. Các nhà nghiên cứu đang phát triển thêm loại vắc xin xịt qua đường mũi.

Vì sao xịt vào mũi tốt hơn?

Mũi là cửa ngõ xâm nhập chính của virus SARS-CoV-2. Đó là lý do vì sao các nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm bằng cách ngoáy mũi.

Ưu điểm của vắc xin xịt mũi là không sử dụng kim tiêm, do đó nhiều người sẽ không cảm thấy lo lắng khi bị kim đ.âm vào da thịt.

Quan trọng hơn hết là vắc xin xịt mũi đạt được đáp ứng miễn dịch tại chỗ hiệu quả hơn ở mũi để ngăn chặn virus chui vào sâu hơn trong cơ thể.

TS Troy Randall tại Đại học Alabama (Mỹ) giải thích trên trang web Healthline rằng các loại vắc xin tiêm bắp cung cấp phản ứng miễn dịch toàn thân nhưng phản ứng tương đối yếu ở niêm mạc mũi, dù vắc xin sử dụng công nghệ tiên tiến như ARN thông tin (mRNA).

Ngược lại, vắc xin xịt mũi có hiệu lực mạnh tại mũi.

TS Troy Randall nhấn mạnh: “Virus SARS-CoV-2 là chủng virus đường hô hấp nên tạo phản ứng kháng thể tại mũi chắc chắn là giải pháp tốt hơn”.

thong tin ve 7 loai vac xin ngua covid 19 dang xit mui 64a 5925143

Vắc xin được tiêm bắp ở Salt Lake City (Mỹ) – Ảnh: deseret.com

7 loại vắc xin xịt mũi

Trên tạp chí Science ngày 23-7, hai tiến sĩ người Mỹ Troy Randall và Frances E. Lund ghi nhận trong gần 100 ứng viên vắc xin ngừa COVID-19 đang được thử nghiệm lâm sàng hiện nay có bảy loại vắc xin xịt mũi triển vọng.

Bảy loại này đã bước vào giai đoạn thử nghiệm trên người đầu tiên (giai đoạn 1).

Trong bảy loại vắc xin xịt mũi có sáu loại là vắc xin dùng virus sống giảm độc lực hoặc vắc xin theo công nghệ vector (dùng virus khác đã biến đổi làm vật chủ) và một loại là vắc xin dưới đơn vị (dùng bản sao protein của virus để kích hoạt phản ứng miễn dịch).

Bảy loại vắc xin này gồm:

1. ChAdOx1-S của Đại học Oxford (Anh)

2. AdCOVID của Altimmune (Mỹ)

3. BBV154 của Bharat Biotech (Ấn Độ)

4. DelNS1- nCoV-RBD LAIV của Đại học Hong Kong

5. MV-014-212 của Meissa Vaccines (Mỹ)

6. COVI-VAC của Codagenix (Mỹ)

7. CIBG-669 của Công ty Công nghệ sinh học và kỹ thuật di truyền (Cuba)

Theo kết quả nghiên cứu ban đầu, các loại vắc xin xịt mũi đã tạo được phản ứng miễn dịch mạnh tại vị trí xịt thuốc, kích thích sản sinh kháng thể và tế bào lympho trực tiếp trong mũi.

Kháng thể có khả năng t.iêu d.iệt virus ngay khi chúng xâm nhập qua đường mũi bằng cách ngăn chặn virus nhân lên, đồng thời thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi và chữa bệnh.

Vắc xin xịt mũi còn có thể sản sinh kháng thể và tế bào lympho trong khoang mũi và đường hô hấp.

Hiện tượng này không xảy ra đối với vắc xin tiêm bắp.

thong tin ve 7 loai vac xin ngua covid 19 dang xit mui a08 5925143

Nghiên cứu vắc xin xịt mũi tại Công ty Bharat Biotech ở Ấn Độ – Ảnh: economictimes.indiatimes.com

Không tạo được khả năng miễn dịch lâu dài

Khác với vắc xin tiêm bắp, vắc xin xịt mũi cung cấp đến hai lớp bảo vệ.

Đó là tạo kháng thể và tạo tế bào lympho T và B trong màng nhầy đường hô hấp, từ đó hình thành hàng rào bảo vệ chống nhiễm virus tại khu vực này.

Dù vậy, nhược điểm của vắc xin xịt mũi là tạo phản ứng miễn dịch toàn thân kém hơn và phản ứng miễn dịch không kéo dài như vắc xin tiêm bắp.

Theo TS Troy Randall, các nhà nghiên cứu đã nghĩ đến giải pháp kết hợp hai loại vắc xin tiêm bắp và xịt mũi.

Mục đích là sử dụng vắc xin tiêm bắp để sản sinh kháng thể lâu dài và tạo số lượng lớn tế bào lympho B và T, đồng thời kết hợp với vắc xin xịt mũi như “chất tăng cường” để tạo tế bào lympho B và T trong mũi.

Đây không phải lần đầu vắc xin được nghiên cứu dưới dạng xịt qua đường mũi.

Tại Anh, mỗi năm đều có vắc xin xịt mũi được cấp phép để ngừa bệnh cúm cho t.rẻ e.m.

Cách đây 10 năm, Ấn Độ đã sử dụng vắc xin xịt mũi để ngăn ngừa virus cúm H1N1.

Lần đầu tiên trong 3 tháng, Ấn Độ có ca mắc COVID-19 theo ngày dưới 50.000 ca

Ngày 22/6, Bộ Y tế Ấn Độ cho biết trong 24 giờ qua, nước này đã ghi nhận thêm 42.640 ca nhiễm mới và 1.167 ca t.ử v.ong.

lan dau tien trong 3 thang an do co ca mac covid 19 theo ngay duoi 50000 ca 4f4 5841276
Tiêm chủng ngừa COVID-19 tại Siliguri, Ấn Độ, ngày 21/6/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Đây cũng là ngày đầu tiên trong 91 ngày qua, số ca nhiễm mới ghi nhận hằng ngày tại Ấn Độ dưới 50.000 ca. Tổng số ca mắc COVID-19 tại nước này lên tới 29,98 triệu ca, trong khi đó số bệnh nhân không qua khỏi đã lên tới 389.302 ca.

Cùng ngày hãng tin ANI của Ấn Độ dẫn lời một quan chức chính phủ cấp cao cho biết cơ quan chức năng nước này đã nhận được dữ liệu từ các thử nghiệm giai đoạn 3 của vaccine ngừa COVID-19 Covaxin và Ủy ban Chuyên gia đặc biệt (SEC) có thể sẽ họp trong ngày 22/6 để xem xét đ.ánh giá dữ liệu giai đoạn 3 thử nghiệm loại vaccine này.

Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, thông tin trên công bố trong bối cảnh tranh cãi về dữ liệu từ giai đoạn 3 thử nghiệm Covaxin của công ty Bharat Biotech. Trên thực tế, chiến dịch tiêm chủng lớn nhất của Ấn Độ được triển khai bắt đầu vào ngày 16/1/2021. Covaxin là một trong 3 loại vaccine ngừa COVID-19 đang được sử dụng trong cuộc chiến chống COVID-19 trên cả nước Ấn Độ được DCGI cấp phép vào tháng 1/2021, cùng với vaccine Covishield do Đại học Oxford-AstraZeneca hợp tác với Viện Huyết thanh Ấn Độ (SII) sản xuất và vaccine Sputnik V của Nga được cấp phép vào tháng 4/2021.

Có nhiều nghi ngờ về hiệu quả của Covaxin vì vaccine này đã được cấp phép sử dụng khẩn cấp mà không cần hoàn thành các thử nghiệm giai đoạn 3. Dữ liệu tạm thời do Bharat Biotech công bố tháng 5 vừa qua cho thấy vaccine Covaxin có hiệu quả đối với biến thể Delta phát hiện đầu tiên tại Ấn Độ và Alpha – biến thể của virus SARS-CoV-2 được phát hiện lần đầu tại Anh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *