Thiên chức làm mẹ là điều thiêng liêng mà phụ nữ nào cũng mong muốn. Thế nhưng khi mang thai, hầu hết các chị em đều bị nghén với nhiêu biểu hiện khác nhau như nôn, mệt mỏi, thiếu sắt, buồn ngủ…
Bệnh tật mắc phải khi mang thai cũng khá phổ biến như đái tháo đường, đau cơ, loãng xương… Một trong những bệnh tuy không nguy hiểm nhưng gây khó chịu và ức chế cho bà bầu là trĩ.
Vì sao nên nỗi?
Quá trình mang thai khiến phụ nữ dễ bị trĩ, búi trĩ, ra m.áu lợi hơn do tuần hoàn m.áu trong cơ thể tăng lên để đáp ứng nhu cầu của thai nhi. Điều này khiến các tĩnh mạch giãn nở, đặc biệt là khu vực xương chậu do chịu áp lực từ trọng lượng của túi ối.
Khi mang thai, nồng độ hormone progesterone tăng lên cũng góp phần gây ra bệnh trĩ, vì làm giãn các thành mạch và làm chúng dễ bị sưng hơn. Ngồi nhiều, hạn chế vận động, uống ít nước, tăng cân quá nhiều cũng khiến bà bầu bị trĩ. Và “thủ phạm” gây ra hoặc góp phần làm cho tình trạng trĩ thêm trầm trọng chính là táo bón.
Bài Viết Liên Quan
- Hơn 7.500 người từ 15-17 t.uổi tại Quảng Bình sẽ được tiêm vaccine phòng COVID-19
- Những thực phẩm chữa đau họng
- Chiếc áo thông minh theo dõi nhịp thở
Ăn nhiều rau xanh tốt cho phụ nữ mang thai.
Trong quá trình sinh nở việc rặn không đúng cách làm tăng áp lực lên ổ bụng, khiến búi trĩ dễ sa ra ngoài. Sau khi sinh, tử cung mở to, tăng áp lực khoang chậu, tụ m.áu sưng phù tĩnh mạch ở phần h.ậu m.ôn, gây bệnh trĩ. Bên cạnh đó, sau khi sinh, một số sản phụ thực hiện chế độ ăn uống kiêng khem như: ít ăn rau, không uống nhiều nước (để sữa cho con bú không bị loãng) ngồi nhiều, ít di chuyển… khiến nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Ngoài ra, các bệnh ung thư trực tràng, u bướu vùng tiểu khung, hiện tượng thai nhiều tháng cũng có thể gây chèn ép và cản trở đường về của tĩnh mạch làm cho đám rối trĩ căng phồng lên, gây bệnh. Đặc biệt, những phụ nữ trong quá trình mang thai đã bị trĩ, sau khi sinh con nếu không biết giữ gìn sức khỏe sẽ khiến bệnh tiến triển nặng hơn.
Cách khắc phục
Mặc dù thai phụ rất dễ mắc trĩ nhưng cũng dễ khắc phục và phòng ngừa được nếu như bạn chú ý đến sinh hoạt, ăn uống hằng ngày. Trước tiên bạn phải tránh bị táo bón bằng cách bổ sung thêm các loại rau xanh, trái cây và lượng nước đầy đủ cho cơ thể.
Hãy ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như lê (có thể ăn cả vỏ), quả bơ và các quả mọng nước; các loại rau như bông cải xanh, rau cải; các loại ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, gạo lứt, bỏng ngô; các loại đậu như đậu lăng và đậu xanh; các loại hạt như hạt hạnh nhân, hạt óc chó… Thai phụ nên uống nhiều nước và thường xuyên luyện tập, chỉ đơn giản là đi bộ hay tập các bài tập liên quan tới xương chậu cũng rất tốt.
Nên chọn mua thực phẩm an toàn, rõ nguồn gốc, người bán uy tín, thông tin hạn dùng rõ ràng để hạn chế phần nào các loại khuẩn có hại và hóa chất trong rau quả. Tăng cường vận động cơ thể, đặc biệt chú ý tập luyện cơ vùng chậu để vùng cơ này mềm mại, khỏe, từ đó hạn chế được bệnh trĩ. Sau khi đại tiện nên rửa sạch sẽ và lau khô. Nên cố gắng giảm căng thẳng và áp lực không cần thiết.
Sinh con xong sản phụ vẫn đau, bác sĩ bảo sót nhau nhưng y tá liền hét lên thất thanh
Nghi ngờ sản phụ bị sót nhau thai nên bác sĩ yêu cầu chị rặn đẩy nhau ra, ai ngờ, y tá đứng kế bên lại hét toáng lên: “Không phải”.
Cuộc sống của bà mẹ Annie Tupou, sinh sống ở Mornington, bang Victoria (Úc), là một vòng tròn không hồi kết khi chị luôn quay cuồng chăm sóc cho 8 đứa con dưới 10 t.uổi của mình. Vì điều kiện sống không mấy khá giả, cả hai vợ chồng chị Annie đều quyết định kế hoạch hóa gia đình. Họ muốn chăm sóc và nuôi dưỡng cho 8 đứa con của mình một cách tốt nhất.
Tuy nhiên, cách đây 2 tuần, bà mẹ này đột nhiên nghi ngờ mình đang mang thai. Chị chia sẻ: “Tôi không bao giờ bị mệt mỏi hay chóng mặt dù tôi bận đến nỗi không có thời gian nghỉ ngơi. Nhưng dạo gần đây, tôi cảm thấy mệt mỏi như thể người bị vắt kiệt sức, trong khi tôi lại ăn uống tốt hơn trước nhiều. Tôi nghi rằng mình đã có thai vì nó rất giống với những biểu hiện của những lần mang thai trước đó”.
Sau đó, chị Annie liền cùng chồng, anh Russell đi khám tại bệnh viện phụ sản. Tại đây, bác sĩ thông báo bà mẹ này đã mang thai ở tháng thứ 6. Quá sốc trước thông tin này, chị Annie gần như không nói thành lời.
Vợ chồng chị Annie đang kể về câu chuyện sinh con bất ngờ của mình với phóng viên.
Song, đó vẫn chưa phải là bất ngờ lớn nhất. Bởi chỉ vài ngày sau khi biết mình mang thai, chị Annie đột nhiên bị đau bụng chuyển dạ. Chị Annie kể: “Đêm ngày 25/4, tôi bị đau bụng từng cơn, nhưng tôi nghĩ là tôi bị co thắt giả. Đến 3 giờ sáng, khi tôi đi vệ sinh thì thấy đầu của em bé đã ra một nửa ngoài “cửa mình”. Lúc đó, chồng tôi còn không có nhà vì anh ấy đi làm ở tận Sydney. Tôi phải cố đi vào phòng lấy điện thoại gọi xe cứu thương, đồng thời lấy chăn và đi vào nhà tắm ngồi để phòng ngừa con bị đẻ rơi trước khi xe cấp cứu đến. Ai ngờ, con tôi còn “đi nhanh” hơn cả bác sĩ. 3 giờ 45 phút, xe cứu thương đến thì tôi đã sinh con xong rồi”.
Thấy tình hình của sản phụ đã sinh con xong, các nhân viên y tế đã mang cả mẹ và em bé đến bệnh viện Frankston. Tại bệnh viện, chị Annie vẫn bị đau như đau đẻ dù đã sinh con. Bác sĩ cho rằng có thể sản phụ bị sót nhau thai nên yêu cầu chị rặn để tống nhau ra ngoài. Nhưng nữ y tá đứng ngay cạnh bên đã hét toáng lên khi nhìn thấy nhau thai: “Không phải, đây là một em bé”.
“Sau đấy, tất cả mọi người tập trung trong phòng sinh như thể không tin lời cô ấy nói. Ngay cả tôi cũng không tin. Tôi đã hỏi cô ấy có chuyện gì vậy thì nhận được câu trả lời rằng tôi vừa sinh ra thêm một em b.é g.ái nữa. Ôi, tôi không thể tin được. Tôi bị sốc tập 2”, bà mẹ 10 con nói.
Tilila và Leylani chào đời cách nhau 2 giờ, và cả hai bé hiện đang phát triển tốt dù vẫn còn phải nằm trong lồng ấp.
Bác sĩ cho biết em bé thứ 2 chào đời lúc 5h45 phút, nghĩa là cặp song sinh chào đời cách nhau 2 giờ đồng hồ. Sau đó, cả hai bé đều được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng Monash và hiện giờ đang phát triển tốt.
“Hành trình chăm sóc và nuôi nấng con nhỏ của chúng tôi sẽ dài thêm ra một đoạn nữa với sự góp mặt của hai em bé song sinh thứ 9 và thứ 10. Nhưng bây giờ chúng tôi đang rất hạnh phúc và cảm thấy gia đình mình thật hoàn hảo với 5 đứa con trai và 5 đứa con gái”, chị Annie vui vẻ nói.
Theo lời chị Annie, vợ chồng chị đã quyết định đặt tên cho cặp song sinh là Tilila và Leylani, nhưng có lẽ cả hai bé còn vài ở nằm trong bệnh viện vài tháng nữa trước khi được trở về nhà vì sinh non.
Sinh nhiều con có ảnh hưởng đến sức khỏe của bà mẹ hay không?
Mặc dù sinh con là thiên chức của người phụ nữ, nhưng điều này không có nghĩa là họ có đủ sức khỏe để có thể muốn sinh bao nhiêu con cũng được. Theo các bác sĩ, sinh nhiều con không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của các bà mẹ mà còn ảnh hưởng lên luôn cả các em bé. Cụ thể là:
– Nguy cơ sinh non, con nhẹ cân: Theo nhiều nghiên cứu, các bà mẹ sẽ có nguy cơ sinh non lên tới 40% nếu mang thai trong vòng 6 tháng đầu mới sinh con. Vì sinh non nên em bé sẽ bị nhẹ cân, sẽ bị thiếu m.áu, thị lực và thính giác kém phát triển, thậm chí còn bị bại não.
– Nguy cơ mắc phải các biến chứng trong thai kỳ: Nếu sinh nhiều con, lại sinh con quá dày, người mẹ dễ rơi vào tình trạng thiếu m.áu, thiếu chất dinh dưỡng vì cơ thể chưa kịp phục hồi đã lại tiếp tục mang thai. Cũng chính vì thế, bạn sẽ dễ gặp phải các biến chứng trong thai kỳ như t.iền sản giật, tăng huyết áp…